I. Nguồn gốc, xuất xứ:
Đậu bắp dường như có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia, mặc dù sự bắt nguồn và phát nguyên từ đây là không có tài liệu nào ghi chép cả. Hiện nay, đậu bắp được trồng và tiêu thụ nhiều tại Việt Nam, được xem là nguyên liệu trong các món ăn hằng ngày.
Xuất xứ: Việt Nam
II. Đặc điểm, hình dáng, hương vị:
Quả có dạng quả nang có tiết diện 5 cạnh, dài 15- 20 cm, chứa nhiều hạt. Quả có màu xanh nhạt, hạt gần như tròn, màu trắng khi còn non. Khi già hạt màu xám nhạt, mặt nhẵn. Khi ăn đậu bắp có độ nhớt, mềm, vị ngọt
III. Công dụng:
Đậu bắp với nhiều thành phần dinh dưỡng vitamin K, vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan và magie,… cùng một số chất khác giúp cơ thể phòng ngừa thiếu máu, chữa ho, viêm họng, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, giúp xương chắc khỏe, có lợi cho người bệnh tiểu đường,…
IV. Các món ăn từ đậu bắp:
Đậu bắp được xem là món ăn dân dã của người Nam Bộ trong các bữa ăn vì chỉ các bước luộc hay hấp rồi chấm với nước tương, chao,… đã mang đến hương vị thơm ngon
Đậu bắp xào thịt gà, đậu bắp xào xả ớt, đậu bắp xào trứng
Đậu bắp kho mắm
Đậu bắp nấu canh chua
Đậu bắp xốt cà chua
Đậu bắp chiên bơ
V. Sơ chế và bảo quản:
Đậu bắp cắt bỏ 2 đầu, rửa sạch với nước muối loãng, rửa lại 1 lần với nước sạch
Để nguyên quả hay cắt tùy vào món ăn bạn chế biến
Có thể trụng sơ với nước sôi để đậu bắp được xanh và bớt nhớt
Bảo quản đậu bắp trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần trong 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, trước khi bảo quản đậu bắp trong tủ lạnh thì nên bọc bên ngoài một lớp khăn giấy hoặc đựng đậu bắp trong túi nilon để giữ đậu bắp luôn tươi ngon.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.