I. Nguồn gốc, xuất xứ:
Cây có nguồn gốc ở khu vực Châu Á. Cây thường mọc ở ven suối, kênh rạch, rừng ngập mặn, đầm lầy, ven biển…
Xuất xứ: Việt Nam
II. Đặc điểm, hình dáng, hương vị:
Sở dĩ được gọi với cái tên lạ lẫm như vậy là lá lụa bởi đặc tính mềm mỏng và mặt lá trơn, láng mịn và có màu hồng nhạt, trắng hoặc màu xanh nhạt pha chút vàng phơn phớt nên người miền Nam hay gọi là cây lá lụa.
III. Công dụng:
Tác dụng trong ẩm thực
Tuy không được dùng một cách phổ biến trong nền ẩm thực nhưng lá lụa cũng được dân gian dùng để làm gia vị cho các món canh chua, món kho (kho với cá, thịt)…
Lá lụa non có vị chua được dùng làm rau ăn gỏi sống, nấu lẩu mắm..
Ngoài ra, lá lụa cũng được tra thêm vào món bánh Xèo giúp tạo hương vị chua và thơm cho món bánh.
Tác dụng chữa bệnh
Y học hiện đại đã nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cây lá lụa có các hợp chất sau: tannins, isoflavon, saponins và có hoạt động kháng khuẩn mạnh và phòng chống ung thư đối với mọi cơ quan trên cơ thể con người.
Đối với y học cổ truyền thì lá lụa phận của cây lá lụa thường dùng để chữa bệnh là lá, rễ và tinh dầu từ hạt. Có tác dụng chữa bệnh ghẻ, ngứa ngoài da, hơn nữa còn được dùng để bào chế thành thuốc tẩy, xổ.
Tác dụng khác
Ngoài những tác dụng trên thì cây lá lụa còn được trồng làm cây cảnh, trang trí cho sân vườn hoặc công trình đô thị để tạo cảnh quan môi trường thêm xanh – sạch – đẹp.
Gỗ cây lá lụa cũng được dùng để đóng những sản phẩm gỗ nội thất dùng ngắn hạn như: bàn, ghế, làm vật liệu trong xây dựng hoặc làm củi đun…
IV. Các món ăn từ lá lụa:
Khi ăn, lá lụa có vị chua chua, chát chát đặc biệt, lại có cảm giác mềm mịn như nhung.
Cũng bởi vậy, người miền Tây thường ăn kèm loại rau này như một loại rau sống, thường được dùng với các món cá kho. Cá bống kho, cá lòng tong kho, cá linh kho hay cá cơm kho đều ăn cùng với lá lụa rất ngon. Cuộn một ít lá lụa chấm với nước cá kho thì quả là tuyệt vời. Hương vị thơm mát, chua chua của lá lụa hòa quyện với vị mằn mặn, ngòn ngọt của cá kho khiến cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
V. Sơ chế và bảo quản:
Lá trước khi chế biến bạn nhặt sạch những lá già, lá bị sâu bệnh, đem ngâm với nước muối khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch và để ráo nước và chế biến.
Nhặt các lá hư, giập, úng rồi cho lá lụa vào bao nylong có lỗ thoát khí hay giấy hút ẩm. Bảo quản nơi thoáng mát trong tủ lạnh để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển làm hư hỏng rau.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.