I. Nguồn gốc, xuất xứ:
Về nguồn gốc lịch sử, Ai Cập chính là quê hương của các loài sen. Theo ghi chép cho thấy, từ thời cổ đại, cây sen đã mọc dọc bờ sông Nile. Về sau, người dân Ai Cập đã mang cây sen sang nhiều quốc gia khác như Assyria, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc,… Cây sen cũng là loài thực vật có mặt từ lâu ở bán đảo Đông Dương. Còn hiện nay, cây sen cũng được trồng nhiều tại các quốc gia thuộc khu vực Tây Âu.
Tại Việt Nam, cây sen có mặt ở cả ba miền, trong đó phân bố nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngoài mọc hoang ở vùng sông hồ, ao,…, cây sen còn được quy hoạch, trồng để thu hoạch hoặc làm cảnh tại các vùng sông hồ, ao.
Xuất xứ: Việt Nam
II. Đặc điểm, hình dáng, hương vị:
Ngó sen có màu trắng sữa, giòn, sờ vào có cảm giác mát lạnh. Ngó sen (có tên khoa học là Nodus Nelumbinis Rhizomatis) có phần thân rễ nằm ngập dưới lớp bùn sâu, có dạng hình trụ với đường kính dài khoảng 3cm. Bộ phận này đặc trưng với lớp vỏ bên ngoài màu nâu nhạt, bên trong là các khoang rỗng hình nan hoa, mềm xốp và trắng hồng.
III. Công dụng:
Đây là nguyên liệu để làm thực phẩm, có thể ăn sống như hoa quả, làm nộm, hoặc đem nấu thành những món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng như: gỏi ngó sen tôm thịt, thịt bò xào ngó sen, nộm tai lợn ngó sen, chè ngó sen, hầm lẩu… Không chỉ là món ăn được nhiều người yêu thích, ngó sen còn là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
IV. Các món ăn từ ngó sen:
Nhắc tới các món ngon từ ngó sen thì không thể bỏ qua món gỏi ngó sen tôm thịt. …
Một món ăn hấp dẫn, siêu lạ miệng chính là ngó sen xào thịt bò. …
Ngó sen xào tỏi, Gỏi ngó sen tai heo, Gỏi ngó sen hải sản, Ngó sen xào mực, Ngó sen xào tôm, Ngó sen xào thịt gà,… đều là những món ăn hấp dẫn mà các mẹ, các chị có thể dùng thay đổi thực đơn hằng ngày của gia đình mình.
V. Sơ chế và bảo quản:
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nằm sát gốc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó. Nên sơ chế ngó sen với hỗn hợp đường + giấm, nước chanh hoặc bằng đá lạnh để tránh bề mặt ngó sen bị thâm đen làm mất thẩm mỹ. Bảo quản ngó sen đã sơ chế và để ráo trong túi nilon và để vào tủ lạnh sẽ giúp cho rau luôn đảm bảo độ tươi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.