I. Nguồn gốc, xuất xứ:
Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên. Rau răm có thể sinh trưởng tốt trong mùa hè ở vùng khí hâu ôn đới châu Âu. Cây rau răm ưa sáng và chịu được đất thoát nước tốt.
Xuất xứ: Việt Nam
II. Đặc điểm, hình dáng, hương vị:
Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhất trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể cao từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn.
Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt. Có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam.
III. Công dụng:
Không chỉ là một loại gia vị dùng trong các món ăn ngon, rau răm còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Rau răm có chứa flavonoid – một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng lão hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc và tiêu viêm.
Rau răm có thể dùng được cả lá và cây, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Có thể dùng rau răm tươi, giã sống vắt lấy nước hoặc phơi khô sắc uống. Rau răm không độc.
IV. Các món ăn từ rau răm:
Rau răm chủ yếu được dùng để ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh. Rau răm còn là một trong những thành phần chính của bánh tráng trộn (1 món ăn vặt đường phố của Việt Nam).
V. Sơ chế và bảo quản:
Sau khi hái về, rau răm sẽ được rửa sạch, để ráo nước dung ăn sống hoặc có thể bảo quản sả trong túi nilon và để vào tủ lạnh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.